Half-Life: Alyx VR v1.5.4 + nonVR mod
Half-Life: Alyx – Cách đây không lâu, khi Valve Software công bố hãng sẽ ra mắt một tựa game Half-Life mới, cả ngành công nghiệp game trở nên sôi trào vì đã từ rất lâu, hãng công nghệ đã từ bỏ vai trò là một nhà phát triển game để chuyển mình tập trung cho nền tảng phát hành game phổ biến nhất và có giá trị lớn nhất hành tinh hiện nay: Steam.
Thế nhưng những tuyên bố sau đó của hãng gần như “dội một gáo nước lạnh” vào cộng đồng người hâm mộ truyền thống hâm mộ dòng game khi cho biết phiên bản đời mới này sẽ được làm hoàn toàn trên nền tảng thực tế ảo, với tên gọi Half-Life: Alyx, hỗ trợ cho thiết bị Valve Index đắt đỏ mà hãng đang phát triển với tham vọng “tái định nghĩa” lại thế giới game thực tế ảo, đem tới cho game thủ một sản phẩm “bom tấn” và trở thành nhà tiên phong trong thị trường giàu tiềm năng này.
Đã có khá nhiều ý kiến ủng hộ lẫn ý kiến trái chiều trong cộng đồng game thủ, thế nhưng có vẻ như một nhân vật mới và một câu chuyện mới không thể ngăn cản được sự háo hức của nhóm người hâm mộ “gạo cội” của dòng game khi các mẫu kính thực tế ảo Valve Index nhanh chóng “cháy hàng” ngay trước khi game ra mắt, thậm chí rất nhiều game thủ “vét sạch” cả một số mẫu kính thực tế ảo khác của Oculus hay HTC, tạo ra cơn “sốt hàng” chưa từng có từ trước đến nay.
Vậy trò chơi có đáp ứng được kỳ vọng của các fan hâm mộ?
BẠN SẼ THÍCH
“XÂM NHẬP” VÀO CITY 17
Nếu bạn đã từng mong mỏi được “sống” với tựa game của mình thì Half-Life: Alyx sẽ hoàn thành “nguyện vọng” đó của bạn.
Phải nói rằng nhóm kỹ sư và họa sĩ của Valve Software gần như tái hiện toàn bộ các khu vực của City 17 bằng một cơ chế đồ họa tả thực, với độ chính xác cao chưa từng có trong thế giới game thực tế ảo, gần như khiến người chơi rất khó xác định ranh giới giữa game và đời thực.
Gần như tất cả mọi chi tiết đều được chăm chút với các mô hình và vân bề mặt (texture) được dựng hình ở mức vô cùng chi tiết khiến cho môi trường trở nên chân thực hơn bao giờ hết, từ bức tường gạch loang lổ, đến thanh gỗ gá hờ hững để che một vết thủng trên sàn đều được họa sĩ thiết kế chăm chút tỉ mỉ và chi tiết, thậm chí nếu bạn đứng thật sát và săm soi từng chi tiết nhỏ cũng rất khó có thể nhận ra những khác biệt trên vật thể với bản thân chúng ngoài đời thực.
Các họa sĩ của hãng còn sử dụng ánh sáng như những nhà phù thủy thực thụ, khiến cho engine trò chơi dù không được ứng dụng công nghệ dựng hình Ray Tracing tiên tiến, thế nhưng vẫn tạo ra được hiệu ứng đồ họa ấn tượng, “thổi hồn” vào cho khung cảnh đã có phần hoang tàn, đổ nát trong City 17.
Bạn sẽ rất dễ dàng nhận ra được ánh sáng đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo dựng không khí màn chơi trong Half-Life: Alyx, đem đến cho người chơi ấn tượng mãnh liệt về sự hoang tàn, đổ nát của City 17 qua từng bước chân.
Gần như tất cả các khu vực người chơi đi qua đều là các khu nhà bỏ hoang, những đường cống ẩm thấp, những khu vực bị cách ly khỏi xã hội văn minh loài người với nguồn năng lượng hạn chế.
Thế nên phần lớn thời lượng của người chơi đều trải qua trong những khung cảnh tranh tối tranh sáng, nó cũng khiến cho một phần các yếu tố không “thật” của nền tảng đồ họa bị che giấu bớt đi theo một cách đầy khéo léo, nhưng ở một mặt khác, nó đem đến cảm giác gò bó, đè ép mãnh liệt đối với người chơi, nhất là khi đối đầu với những con quái được thiết kế theo một phương thức đầy… gớm ghiếc, sẽ mang theo trong game một chút cảm giác hồi hộp của dạng game kinh dị sinh tồn (Survival Horror).
Tất cả đều cho thấy sự chăm chút kỹ lưỡng, thậm chí phải thử đi thử lại rất nhiều lần của đội ngũ thiết kế game để có thể đảm bảo được chất lượng đồ họa game ở mức hoàn hảo nhất mà không “ngốn” quá nhiều tài nguyên của máy, một điều rất ít thấy ngay cả với các “đại gia” trong làng sản xuất game gần đây rất hay phải chạy đua để hoàn thành trò chơi cho kịp tiến độ, để lại hàng đống lỗi ở khắp mọi nơi rồi sửa dần dần sau qua các bản vá, tạo thành những “bom tấn xịt” nổi tiếng.
Bên cạnh đó, trong cơ cấu đồ họa trong game, điều mà người chơi ấn tượng mạnh mẽ nhất là cơ chế vật lý của trò chơi được mô phỏng kỹ lưỡng, khiến cho thế giới trong game càng trở nên chân thực hơn bao giờ hết, nó xóa nhòa đi ranh giới giữa thực và ảo, làm người chơi “đắm chìm” vào thế giới game cả trong từng chi tiết nhỏ.
Chẳng hạn như với một vỏ chai bia thủy tinh rất bình thường trong game, nếu bạn thả nó nhẹ xuống sàn, nó sẽ tiếp tục lăn đi theo quán tính, còn nếu bạn ném mạnh nó xuống đất, chai bia sẽ vỡ tan tành ra thành từng mảnh vụn.
Cơ chế vật lý này cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong game khi bạn phải dựa vào nó để để di chuyển, để nhặt các món đồ bằng găng tay trọng lực, để giải các câu đố được bố trí khắp dọc đường đi, và trên hết là dùng chúng để chống lại các đối thủ khó nhằn.
Bạn hoàn toàn có thể kéo các vật thể lại chắn đạn cho mình, hay ném các vật nặng về phía đối phương để chặn đường đi.
Thậm chí người chơi còn có thể hút các bình xăng rồi ném về phía đối thủ, sau đó bắn chúng nổ tung gây sát thương chẳng kém gì một quả lựu đạn trong bối cảnh sát thương khẩu súng lục quen thuộc thì quá… bèo mà đạn dược thì lúc nào cũng thiếu thốn.
Chính vì thế mà rất nhiều game thủ đến với Half-Life: Alyx đã “sa đà” vào nhiều trò vui khác nhau tận dụng cơ chế vật lý đầy tính thực tế này, như thử thách bắt Headcrab bằng… xô, “đánh bóng chày” với Headcrab, hay giải toán và vẽ vời với bút lông dầu trên kính ngay khi vừa “xâm nhập” City 17 mà bỏ bẵng luôn cả cốt truyện chính của trò chơi!
Mặt hình đã tốt, mặt âm cũng không hề kém cạnh một chút nào.
Điều đáng ngạc nhiên là trong hầu hết thời lượng game, người chơi rất ít nghe thấy những bài nhạc nền… tạo không khí như nhiều game kinh dị thông thường.
Tất cả những gì người chơi nghe thấy chỉ là tiếng quạt hút gió cũ kỹ chạy rền rĩ bên trong các công trình, tiếng nước chảy long tong trong các đường ống nước cũ kỹ, tiếng rột roạt của chiếc radio cũ mèm, và thêm nữa là những tiếng rên rỉ của lũ quái vật từ xa xa vọng lại, tiếng bước chân nện chặt của đám lính Combine đã đủ để tạo ra một bầu không khí đặc quánh đến ngộp thở.
Nói như vậy không có nghĩa là game hoàn toàn không có các bản nhạc nền, mà trái lại, nhạc nền của game được nhà biên đạo hiệu ứng âm thanh đặc biệt – Mike Morasky, kỳ cựu của Valve Software, đã từng rất thành công qua hiệu ứng âm thanh loạt game kinh dị nổi tiếng của hãng: Left 4 Dead, cũng như rất nhiều bộ phim bom tấn của Holywood khác như Lord of The Rings hay loạt phim Matrix.
Những đoạn hiệu ứng âm thanh đặc biệt được đệm vào, nhấn nhá đúng chỗ tạo nên những cung bậc cảm xúc khác nhau cho người chơi, góp phần rất lớn vào trong bức tranh tổng hòa của trò chơi khi tạo ra các điểm thắt nút cho người chơi, đem đến cảm giác thỏa mãn cao độ cho người chơi khi đi qua các cung bậc cảm xúc khác nhau xuyên suốt hành trình của Alyx trong City 17.
Ngoài ra, các tiếng động khác được định vị và thể hiện vô cùng chuẩn xác, đặc biệt là khi bạn đang đeo một tai nghe stereo chất lượng cao, đây là một lợi thế của game thực tế ảo so với các thể loại game khác trên thị trường hiện nay.
Cuối cùng, không thể bỏ qua công sức của dàn diễn viên lồng tiếng kỳ cựu như Ozioma Akagha trong vai Alyx, cô đã có kinh nghiệm dài hơi lồng tiếng cho hàng loạt game bom tấn và phim hoạt hình trước đây như Wolfenstein II: The New Colossus, và Mirror’s Edge: Catalyst, hay như diễn viên truyền hình kỳ cựu James Moses Black lồng tiếng cho tiến sĩ Eli, cha của Alyx, với danh sách dài các phim truyền hình đình đám mà ông đã tham dự qua.
CHUYẾN PHIÊU LƯU NGHẸT THỞ!
Khác với các phiên bản game Half-Life trước đây cho phép người chơi hóa thân vào anh chàng tiến sĩ Gordon Freeman mặc trên người bộ quần áo bảo hộ HEV với thanh xà beng và khẩu súng trọng lực hạng nặng đủ sức “càn quét” khắp mọi nơi, Half-Life: Alyx đưa người chơi đến với City 17 ở thời điểm trước Half-Life 2, vào vai của Alyx, một cô gái chỉ mới 19 tuổi trong hành trình giải cứu cha mình là tiến sĩ Eli khỏi tay quân Combine.
Chính vì thế mà Valve Software đã thiết lập một lối chơi hoàn toàn khác biệt so với các phiên bản trước để phù hợp hơn vai trò của Alyx, cũng như tương thích hoàn toàn với lối chơi kiểu mới trên nền kính thực tế ảo.
Đây chắc chắn là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn mà đội ngũ thiết kế của hãng đã phải mất thời gian khá dài để có thể cân bằng hoàn hảo giữa các yếu tố.
Trên thực tế, phần lớn thời lượng của Half-Life: Alyx diễn ra khá giống với các game thể loại trốn thoát rất thường thấy trên nền kính thực tế ảo, chẳng hạn như tựa game The Room VR: A Dark Matter mà trong đó người chơi phải tìm cách giải các câu đố bằng cách tương tác với một loạt các vật thể trong màn chơi để có thể mở ra cánh cửa đi đến khu vực tiếp theo.
Các câu đố trong Half-Life: Alyx không thật sự khó, nhưng cũng đòi hỏi người chơi phải quan sát và tư duy thật kỹ, vì bạn sẽ có rất ít các gợi ý xuất hiện trên màn chơi.
Với những câu đố đơn giản, bạn thậm chí chỉ cần kê một vài đồ vật với nhau, trong khi với những câu đố có phần phức tạp như dẫn luồng điện đi đến cánh cửa thì rất có thể, người thiết kế màn chơi sẽ “bẫy” bạn bằng một chiếc chuông báo động cho quân Combine đến bao vây tấn công!
Hệ thống chiến đấu là một mảng vô cùng phấn khích của game khi bạn lần lượt đối đầu với các đối thủ từ đơn giản đến phức tạp.
Đó có thể là những con Barnacle treo mình lơ lửng trên trần đầy vô hại nhưng sẵn sàng xộc ra hút máu người chơi.
Đó có thể là lũ Headcrab tinh quái núp lùm trong các xó xỉnh tối tăm hay những tên lính Combine trang bị khiên năng lượng và vũ khí hạng nặng…
Mỗi đối thủ đều cần người chơi đều có cách đối đầu khác nhau, và tất nhiên, nó đòi hỏi game thủ phải phối hợp nhuận nhuyễn các động tác trong môi trường thực tế ảo để có thể chiến thắng kẻ thù, hơn rất xa cơ chế đứng tại chỗ và bắn, hay màn chơi tự di chuyển của hầu hết các game bắn súng đình đám trên thị trường hiện nay.
Đã vậy, vũ khí của bạn cũng được mô phỏng chi tiết và thực tế nên mỗi lần thay đạn, bạn phải lựa chọn chỗ né tránh hợp lý để có thể tháo băng đạn cũ, lấy băng đạn mới từ ba lô, lắp vào súng và bấm lẫy cò, y hệt như những gì diễn ra trên thực tế nên không thiếu các trường đoạn người chơi hết đạn bị đối thủ “dí” theo chạy vòng vòng ở khắp nơi.
Mặc dù bạn có thể nâng cấp vũ khí thông qua thu thập các miếng Resin rải rác khắp trên chuyến hành trình của mình, nhưng nhìn chung khẩu súng của bạn cũng khá… bèo nếu so sánh với sức sát thương của vũ khí hạng nặng từ đám lính Combine.
Chính vì thế mà trong hầu hết các cuộc chiến đấu, người chơi phải tận dụng tốt địa hình và các vật thể xung quanh để chống lại đối thủ.
Tựu chung lại, trong suốt thời lượng của trò chơi, khi liên tục đối mặt với các màn giải đố và chiến đấu, người chơi sẽ cảm thấy mình luôn luôn bận rộn, thậm chí là đắm mình vào trò chơi lúc nào không hay, tạo ra một sức hút mãnh liệt thôi thúc người chơi “dấn bước” trong thế giới của Half-Life: Alyx để tìm hiểu những diễn biến tiếp theo.
Có thể nói cả cuộc hành trình là một cuộc phiêu lưu đầy nghẹt thở nhưng cũng đầy kích thích, cuốn hút người chơi ngay từ phút đầu tiên đặt chân đến City 17 đến những giây cuối cùng của trò chơi.
Cho đến tận khi đoạn phim giới thiệu hiện ra, chắc chắn không ít người chơi vẫn phải chép miệng thòm thèm vì vẫn chưa cảm thấy “tận hứng” trước một cái kết mở của trò chơi.
BẠN SẼ GHÉT
MỘT HALF-LIFE… NẶNG KHỦNG KHIẾP!
Để có thể tái hiện chân thực City 17 trong Half-Life: Alyx, người chơi chắc chắn phải “trả giá” bằng một cấu hình phần cứng “hạng nặng” để có thể trải nghiệm mượt mà trò chơi dù cho cấu hình yêu cầu tối thiểu của Valve Software đối với game cũng không phải là cao lắm, chỉ tương đương với cấu hình tầm trung của một vài năm trước đây, với ít nhất 12GB RAM hệ thống.
Vấn đề chính nằm ở chỗ nếu chỉ sở hữu một cấu hình không quá mạnh, chỉ ở mức sát mép yêu cầu tối thiểu của trò chơi, bạn sẽ phải chơi game ở tốc độ khung hình thấp hơn mức 60fps, và với tốc độ này, rất nhiều người chơi sẽ dễ dàng bị… say sóng vì các hành động trong game không đủ mượt mà, tạo ra độ trễ nhất định giữa hành động và phản ứng của nhân vật trong game.
Thêm vào đó, Half-Life: Alyx còn sở hữu một cơ chế nạp màn chơi lâu khủng khiếp!
Có những lúc người chơi phải gỡ kính thực tế ảo ra và chờ thêm đến… 10 phút để qua một khu vực mới, điều này sẽ được cải thiện đáng kể nếu bạn dùng các ổ cứng thể rắn (SSD) tốc độ cao để chứa game.
Nguồn vietgame
HIỆN TẠI ĐÃ BAO GỒM CÁC DLC:
Half-Life: Alyx - Index Preorder Items
Cấu hình để chơi game Half-Life: Alyx
- Minimum:
- Requires a 64-bit processor and operating system
- OS: Windows 10
- Processor: Core i5-7500 / Ryzen 5 1600
- Memory: 12 GB RAM
- Graphics: GTX 1060 / RX 580 - 6GB VRAM
- Recommended:
- Requires a 64-bit processor and operating system
Mua bản quyền game Half-Life: Alyx
Nếu thấy game Half-Life: Alyx hay thì nhớ mua bản quyền game ủng hộ nhà phát triển các bạn nhé. Bấm vào nút bên dưới để dẫn đến trang mua bản quyền.
Loạt game Half Life
Kéo từ phải sang trái để xem
Các lỗi thường gặp khi chơi Half-Life: Alyx
-
Hướng dẫn khắc phục và sửa lỗi XINPUT1_3.dll
-
Hướng dẫn khắc phục và sửa các lỗi giải nén
-
Hướng dẫn khắc phục và sửa lỗi MSVCR110.dll / MSVCR100.dll
-
Hướng dẫn khắc phục và sửa lỗi VCOMP120.dll
-
Hướng dẫn khắc phục và sửa lỗi XAPOFX1_5.dll
-
Hướng dẫn khắc phục và sửa lỗi X3DAudio1_7.dll
-
Hướng dẫn khắc phục và sửa lỗi 0xc000007b
-
Hướng dẫn khắc phục và sửa lỗi d3dx9_43.dll
Diễn đàn Half-Life: Alyx
Mục này chỉ dành để nhận xét, đánh giá. Vui lòng bạn sử dụng mục Bình luận hoặc Diễn đàn để thảo luận, hỏi đáp, yêu cầu hoặc báo lỗi
-
mình dùng pico 4 để chơi. đúng là đẹp thật sự cốt truyện đến âm thanh, mình chơi 1 lần vài h đồng hồ, đến nỗi lúc mình tháo kính ra mắt mình có dấu hiệu mờ đi. Giờ vẫn còn nhớ lần đầu chơi.
-
Game có việt hóa luôn chưa ạ?
-
@Nguyễn Vũ Anh game có việt hóa sẵn r mà bạn, ở trong GE setting sang tiếng Việt là có.
-
-
part 3 loi roi admin oi
-
update game này đi ad ơi !!
-
part 2 lại die r ad ơi. tải đc 80% là chết, đã dùng idm
-
ad ơi cho hỏi game đang là bản update bao nhiêu vậy ?
-
part 2 die rồi ad
-
Game bị lỗi thiếu file ạ
-
ad ơi game này tải về cahỵ trên steam VR đúng không ạ
37243
12
11