Eternity: The Last Unicorn cover
Trang chủ games Eternity: The Last Unicorn

Eternity: The Last Unicorn

bởi Admin

05 March 2019

23499

0

8

Xu hướng hoài cổ ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường game hiện nay. Eternity: The Last Unicorn tuy cũng là một trong số này, nhưng với hướng tiếp cận khác biệt một chút. Thay cho đồ họa pixel art kinh điển của ngày xưa, trò chơi đưa người chơi đến với cuộc phiêu lưu trong truyền thuyết Bắc Âu với đồ họa 3D hiện đại cùng nhiều cơ chế gameplay hoài cổ.


Cuộc phiêu lưu trong Eternity: The Last Unicorn đưa bạn nhập vai hai nhân vật với tiểu sử và kỹ năng riêng biệt. Toàn bộ trải nghiệm dẫn dắt người chơi đến nhiều địa danh hư cấu, với một chút cảm hứng từ series game Dark Souls trong đó. Điều này cũng đồng nghĩa trò chơi có độ khó “không phải dạng vừa đâu” vì nhiều lý do, thậm chí trải nghiệm game dễ khiến bạn cảm thấy khá ức chế dù đó là cảm giác quen thuộc từ những tựa game phiêu lưu nhập vai ngày xưa của thời đại PlayStation hay Nintendo 64.





So với những năm 1990, các cơ chế gameplay ngày nay đã có rất nhiều cải tiến và thân thiện với người chơi hơn, nhưng đó không phải là trường hợp của Eternity: The Last Unicorn. Một trong những vấn đề đó là góc nhìn camera cố định không thể điều chỉnh giống như series game Resident Evil ngày xưa. Cách thiết kế này kỳ thực cũng có ưu điểm của nó, giúp bạn tập trung sự chú ý vào môi trường để tìm và tương tác với những thứ mà bạn thấy, nhằm phục vụ cho mục đích giải đố. Đây cũng đồng thời là cách để giải các câu đố mở cửa đường đi quen thuộc trong trải nghiệm game.


Tuy nhiên, trên thực thì góc nhìn camera này có rất nhiều điểm bất lợi trong trải nghiệm game, nhất là với thể loại hành động nhập vai như Eternity: The Last Unicorn. Cụ thể, khi bạn bước vào một khung cảnh mới, góc quay camera thường xuyên không di chuyển theo kịp nhân vật mà lại có sự thay đổi góc quay khá bất ngờ, khiến người chơi rất khó làm chủ được điều khiển nhân vật. Có không ít trường hợp kẻ thù đột nhiên xuất hiện ngay phía trước khi bạn đang di chuyển, khiến góc nhìn camera cố định trong những trường hợp như thế này luôn là sự bất lợi không đáng có cho người chơi.


Ngay cả trong những phân đoạn chiến đấu cũng thế. Chuyện góc camera thay đổi chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngay giữa trận chiến xảy ra khá thường xuyên. Nó không những khiến người chơi mất tập trung do bị gián đoạn góc nhìn trong giây lát, mà còn rất dễ trở thành “bao cát” cho kẻ thù tấn công ngay trong khoảnh khắc tưởng chừng rất ngắn đó. Đã vậy, thao tác di chuyển và chiến đấu của nhân vật chính thường tạo cảm giác khá lủng củng, thiếu sự linh hoạt cần thiết của dòng game nhập vai hành động.


Đó là chưa kể hệ thống chiến đấu trong Eternity: The Last Unicorn quá đặt nặng cơ chế né tránh đòn tấn công của đối phương thay vì hành động chặt chém như thường thấy, mang chút cảm giác như bạn đang trải nghiệm game Dark Souls vậy. Đã vậy, kẻ thù lại thường xuyên đỡ đòn và chúng có khá nhiều máu ngay từ những giây phút đầu trải nghiệm đã khiến tôi không cảm thấy hào hứng với những trận chiến lắm. Người chơi đa phần chỉ né tránh và nhấn nút liên tục để tấn công kẻ thù, rồi lại né tránh và cứ thế theo một vòng lặp giống như lối thiết kế trong những tựa game cùng thể loại từ thập niên 90.


Tất nhiên Eternity: The Last Unicorn cũng không chỉ có vấn đề. Điểm cộng lớn nhất trong trải nghiệm là trò chơi được thiết kế để khuyến khích người chơi khám phá không gian màn chơi, phô diễn đồ họa khá đẹp mắt của nó. Thế nhưng, ngay cả điều này cũng có thể là một vấn đề với không ít người chơi khó tính. Phần lớn những màn giải đố mở lối đi trong game thường buộc bạn phải quay lại những địa điểm cũ và sử dụng những vật phẩm mới tìm được để tiếp tục tìm thêm những vật phẩm khác nữa và cứ thế, tạo thành một vòng lặp tìm đồ khá mệt mỏi.


Nếu như ở vài thập kỷ trước, cơ chế này hấp dẫn ra sao do cách thiết kế khéo léo, thì Eternity: The Last Unicorn giống như một phiên bản lỗi của cơ chế gameplay kinh điển này vậy. Nhiều chi tiết nhỏ để thuận tiện hơn trong trải nghiệm cũng không được nhà phát triển chú ý, dù chúng gây không ít bực mình. Chẳng hạn như khi bạn ghé bonfire để save game, thay vì save xong quay về với màn hình trải nghiệm thì trò chơi lại vẫn giữ nguyên ở màn hình save và bạn phải nhấn nút Cancel hai lần để quay về với trải nghiệm game ban đầu khá phiền hà.


Dù vậy, nếu có gì khiến tôi ấn tượng nhất trong Eternity: The Last Unicorn thì có lẽ chính là thiết kế các nhân vật khá độc đáo và đậm chất thần thoại rất hấp dẫn. Mỗi kẻ thù đều có những đòn tấn công gây nhiều bất ngờ trong trải nghiệm mà nếu không cẩn thận, nhân vật của bạn rất dễ trở thành nạn nhân của chúng. Ngay cả đồ họa của trò chơi được xây dựng đẹp và khá chi tiết cũng là một điểm cộng không nhỏ. Khung cảnh trong game giống như một cõi thần tiên, có nơi thì nhiều màu sắc rực rỡ, có nơi thì lại trông khá ảm đạm.


Tuy nhiên, không rõ có phải là một sự cố ý hay không nhưng trang phục của nhân vật chính Aurehen khiến tôi liên tưởng đến Link, nhân vật chính trong series game nhập vai hành động nổi tiếng Legend of Zelda. Dù vậy, tôi nghĩ vấn đề lớn nhất của Eternity: The Last Unicorn là không hiểu vì lý do gì mà nhà phát triển không làm hiệu ứng đổ bóng. Thiếu hiệu ứng đổ bóng khiến người chơi rất khó xác định được vị trí chính xác của nhân vật, kẻ thù hay chướng ngại vật để vượt qua. Do vậy mà cảm giác điều khiển rất khó chịu, nhất là trước những chướng ngại vật đòi hỏi sự di chuyển chính xác của người chơi.


Sau cuối, Eternity: The Last Unicorn mang đến một trải nghiệm nhập vai hành động với nhiều cơ chế gameplay đậm tính hoài cổ, nhưng chưa được thiết kế khéo léo nên tạo cảm giác thiếu sự đầu tư và chăm chút cẩn thận. Nếu so với những tựa game cùng thể loại khác trên thị trường hiện nay thì trò chơi có khá nhiều lợi thế với định hướng hoài cổ khá đặc biệt, nhưng lại không thể tận dụng tốt những yếu tố này để mang đến một trải nghiệm khác biệt so với những tựa game cùng thể loại khác. Dù vậy, nếu bạn yêu thích những tựa game thuộc thể loại này ngày xưa thì đây có thể sẽ là một ứng cử viên sáng giá, nhất là những ai yêu thích đề tài thần thoại Bắc Âu.


Nguồn: trainghiemso

Cấu hình để chơi game Eternity: The Last Unicorn

    Minimum:
    • OS: Microsoft Windows® 7
    • Processor: Intel(R) Core(TM)2 Quad 2.7 Ghz, AMD Phenom(TM)II X4 3 Ghz
    • Memory: 4 GB RAM
    • Graphics: GeForce 660 GTX+ or AMD Radeon HD 7870+
    • DirectX: Version 10
    • Storage: 14 GB available space
    • Sound Card: DirectX® 9.0c compatible 16-bit sound card
    • Additional Notes: Additional: Microsoft Xbox 360® Controller for Windows® (or equivalent) is strongly recommended
    Recommended:
    • OS: Microsoft Windows® 7/8/10
    • Processor: Intel(R) Core(TM) i7-3770 / AMD® FX-8350
    • Memory: 8 GB RAM
    • Graphics: NVIDIA® GeForce GTX 970 / ATI Radeon R9 series
    • DirectX: Version 11
    • Storage: 14 GB available space
    • Sound Card: DirectX® 9.0c compatible 16-bit sound card
    • Additional Notes: Additional: Microsoft Xbox 360® Controller for Windows® (or equivalent) is strongly recommended

Mua bản quyền game Eternity: The Last Unicorn

Nếu thấy game Eternity: The Last Unicorn hay thì nhớ mua bản quyền game ủng hộ nhà phát triển các bạn nhé. Bấm vào nút bên dưới để dẫn đến trang mua bản quyền.

Chưa có bài thảo luận nào liên kết với bài viết này.

Mục này chỉ dành để nhận xétđánh giá. Vui lòng bạn sử dụng mục Bình luận hoặc Diễn đàn để thảo luận, hỏi đáp, yêu cầu hoặc báo lỗi

Chatbox