Agents of Mayhem
“KHI THẾ GIỚI LÂM NGUY, BẠN SẼ GỌI AI? THE THIRD STREET SA…” khoan đã, cái tên đó đã “chết” từ 4 năm trước rồi, kể từ khi Zinyak phá hủy vũ trụ và Johnny Gat tìm đường xuống địa ngục để bắn súng vào mặt Satan 2 năm sau đó. Không rõ do vô ý hay cố tình mà Volition tự tay viết ra một mạch truyện đi vào ngõ cụt khiến cho họ “tiến không được, nhưng lùi cũng không xong”. Thế là từ một thỉnh cầu của Johnny Gat khiến cho vũ trụ của Saints Row… khởi động lại nhưng không tự xóa sạch “file lưu game” của mình. The Third Street Saints nhường chỗ cho những gương mặt mới, những kẻ đại diện cho công lý (họ cho là thế) hoạt động đằng sau sự hậu thuẫn của tập đoàn Ultor (!?) chiến đấu chống lại các “siêu phản diện” âm mưu phá hoại thế giới.
Agents of Mayhem không phải là Saints Row, không nói về bất kỳ câu chuyện băng đảng nào đã định hình nên cái tên Saints Row, bởi vì…. ừm, nó không phải là Saints Row, Volition đã “đóng chắc nịch” điều đó ngay trong chính những trailer của trò chơi, thế nên chúng ta hãy xem xét nó với tư cách là một tựa game riêng lẻ sở hữu vài nhân tố “kỷ niệm xưa”, mọi người đồng ý không nào?
Có một điều khiến người viết cảm thấy khá buồn cười đó là dù cho có kinh nghiệm sản xuất game thế giới mở trong vòng 11 năm, thế nhưng dường như Volition vẫn chưa tìm ra cách nào để biến thế giới mà mình tạo ra sở hữu vai trò lớn hơn là dành chỗ cho các con đường để người chơi lái xe. Steelport trong Saints Row: The Third và Saints Row IV là một thành phố công nghiệp buồn tẻ với rất ít điểm nhấn và môi trường thiếu đa dạng. Seoul trong Agents of Mayhem sở hữu thiết kế kiến trúc tương lai ưa nhìn hơn, dịu mắt và dĩ nhiên là mang đậm dáng dấp châu Á hơn, song nó vẫn sở hữu cảm giác trống trải của Steelport. Người dân là “con rối di động” không hơn không kém dẫu cho sở hữu vẻ ngoài ít lặp lại (có cả robot nữa cơ mà!), không có radio hay đài phát thanh, đa số khu vực trong game được trám đầy bởi NPC cho có lệ và… hết, sự tương tác từ người chơi và phản ứng của họ là rất hạn chế khi so sánh với các tựa game khác cùng thể loại.
Agents of Mayhem cũng một lần nữa lặp lại một khuyết điểm kỳ quặc từ Saints Row IV: thừa lượng, thiếu chất. Các hoạt động phụ như Blazin, Mech Suit Mayhem và Vehicle Mayhem của Saints Row IV khá thú vị, nhưng sai lầm lớn nhất của Volition đó là ứng dụng chúng vào… mạch truyện chính của trò chơi, kết quả là chúng ta sở hữu một lượng lớn nhiệm vụ cả chính lẫn phụ của các Homie với mô-típ lặp lại. Agents of Mayhem sở hữu hơn 50 nhiệm vụ (được gọi là Operation) bao gồm mạch truyện chính đưa ra mục tiêu đập đổ 7 nhân vật phản diện cộng với 16 nhiệm vụ riêng của các Agent.
Tới đây bạn hẳn sẽ thắc mắc: “Khoan, 15 + 7 đâu có bằng… 50?” Chính xác, mỗi Operation trong game thực ra được chia ra thành hai hoặc ba phần nhỏ lẻ rồi kết thúc bằng một Operation “cao trào” cuối. Điều này sẽ không phải là vấn đề lớn nếu như các nhiệm vụ của Agents of Mayhem có mô-típ quá giống nhau: tới điểm A, tiêu diệt hết lính tráng của LEGION, hack máy tính B, kíck hoạt máy C, tiêu diệt lính LEGION, phá hủy quân trang trong phòng D, có thể là đánh một con boss ở khu vực cuối rồi tẩu thoát, lặp lại vô số lần trong toàn bộ chiều dài của trò chơi. Số lượng Operation nghe qua có vẻ nhiều, nhưng mỗi Operation thực chất sở hữu độ dài khá khiêm tốn và cấu trúc nhiệm vụ chỉ thực sự bắt đầu trở nên đa dạng ở phần cuối của game.
Như “xát muối vào vết thương”, trò chơi sở hữu số lượng bố cục được dùng trong các khu vực LEGION Lair có thể được… đếm trên đầu ngón tay. Các LEGION Lair được tạo ra bằng thuật toán nối những căn phòng được dựng sẵn theo trình tự ngẫu nhiên, tuy nhiên về mặt hình ảnh, chúng trông quá giống nhau, kém đa dạng và bố cục lặp lại quá nhiều lần, khiến cho cảm giác “Deja Vu” ập lấy người chơi trong lúc trải nghiệm là điều khó tránh khỏi. Nếu phải tìm ra điểm khiến LEGION Lair ít ra còn có thể tạm tha thứ được, thì đó là chúng sở hữu khá nhiều hòm đồ giúp người chơi “cày” nguyên liệu và trang phục cho Agent dễ dàng hơn so với trong thế giới mở.
Về cốt truyện… ừ thì Agents of Mayhem có cốt truyện đấy, nó cũng sở hữu rất nhiều nhân vật hay ho mặc dù nhại lại mô-típ ca sỹ kiêm phản diện hơi nhiều lần. Adriadne có thể là một trong số những nhân vật phản diện khá khẩm nhất trong các sản phẩm của Volition, và kẻ gần-chủ-mưu Dr. Babylon (những ai “cầm trịch” Reinhardt trong Overwatch có thể sẽ cảm thấy quen thuộc khi nghe giọng nói của y) là điểm sáng lớn trong mạch truyện của Agents of Mayhem, nhưng bấy nhiêu đó cũng chưa đủ để cứu lại tuyến truyện với khá ít điểm nhấn và cuối cùng kết thúc một cách lững lờ.
Cấu hình để chơi game Agents of Mayhem
-
Minimum:
- OS: Windows 7/8/10 64bit
- Processor: Intel Core i3-3240 or above / or AMD equivalent
- Memory: 8192 MB RAM
- Graphics: GeForce GTX 750 Ti or above / or AMD equivalent
- Storage: 38 GB available space
-
Recommended:
- OS: Windows 7/8/10 64bit
- Processor: Intel Core i5-4670K or above / or AMD equivalent
- Memory: 12288 MB RAM
- Graphics: GeForce GTX 1060 or above / or AMD equivalent
- Storage: 38 GB available space
Mua bản quyền game Agents of Mayhem
Nếu thấy game Agents of Mayhem hay thì nhớ mua bản quyền game ủng hộ nhà phát triển các bạn nhé. Bấm vào nút bên dưới để dẫn đến trang mua bản quyền.
Các lỗi thường gặp khi chơi Agents of Mayhem
-
Hướng dẫn khắc phục và sửa lỗi XINPUT1_3.dll
-
Hướng dẫn khắc phục và sửa các lỗi giải nén
-
Hướng dẫn khắc phục và sửa lỗi MSVCR110.dll / MSVCR100.dll
-
Hướng dẫn khắc phục và sửa lỗi VCOMP120.dll
-
Hướng dẫn khắc phục và sửa lỗi XAPOFX1_5.dll
-
Hướng dẫn khắc phục và sửa lỗi X3DAudio1_7.dll
-
Hướng dẫn khắc phục và sửa lỗi 0xc000007b
-
Hướng dẫn khắc phục và sửa lỗi d3dx9_43.dll
34600
1
0